Theo thống kê có khoảng 2 – 4% thai phụ bị mắc bệnh tiểu đường thai kì. Nếu không kịp thời phát hiện và có cách điều trị tiểu đường thai kì thì sức khỏe của mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thế nào là tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là loại bệnh chỉ xảy ra trong thời kì mang thai, dù trước đó bà bầu chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường. Cũng như các hình thức khác của bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kì ảnh hưởng đến cách sử dụng đường của cơ thể và gây ra mức đường huyết cao.
Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kì thường không gây ra triệu chứng gì đáng chú ý, chỉ một số ít người mắc bệnh có cảm giác khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên.
Nếu lần đầu mang thai bị mắc bệnh tiểu đường thai kì thì nó sẽ trở lại trong lần mang thai sau.
Những yếu tố dễ gây ra tiểu đường thai kì là: thừa cân, hút thuốc, cholesterol không lành mạnh, huyết áp cao, ăn uống không lành mạnh, đường trong máu cao…
Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.
Xem thêm những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Cách điều trị tiểu đường thai kì
Điều trị tiểu đường thai kì là việc vô cùng cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu, nhằm giúp giữ em bé khỏe mạnh và tránh các biến chứng trong thời gian sinh. Dưới đây là một số cách mẹ bầu có thể áp dụng:
Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu
Bà bầu mắc tiểu đường thai kì thường được bác sĩ yêu cầu kiểm tra lượng đường trong máu từ 4 -5 lần một ngày, thường là vào buổi sáng và sau bữa ăn. Bác sĩ hoặc y tá sẽ dùng một cây kim nhỏ để lấy máu ở ngón tay. Sau đó, đặt máu trên một dải thử nghiệm và đưa vào máy đo đường huyết. Việc này sẽ giúp mẹ bầu biết rõ lượng đường trong máu của mình để có kế hoạch điều trị bệnh thích hợp. Thông thường đường huyết lúc đói < 5,8mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn là7,8mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2mmol/l ( không nên để mức đường huyết lúc đói thấp 3,4 mmol/l).
Thai phụ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống hợp lý
Đối với những phụ nữ béo phì bị chuẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kì nên bắt đầu vớichế độ ăn 30 kcal/kg/ngày.Các loại thực phẩm và đồ uống dành cho mà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên đa dạng, đủ tinh bột, vitamin và ít chất béo. Nên ăn 3 bữa nhỏ và 1 -3 bữa ăn nhẹ trong ngày. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ dưới dạng trái cây, rau xanh, ngũ cốc, gạo nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên ăn các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường vì như vậy sẽ rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đường đến các tế bào, nơi nó được sử dụng cho năng lượng. Tập thể dục cũng giúp hạn chế một số triệu chứng khó chịu khi mang thai như đau lưng, chuột rút, khó ngủ…Các bà mẹ chỉ nên chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, aerobic, đạp xe, bơi lội… Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim khôngvượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài vàtránh tập luyện quá sức.
Điều trị tiểu đường thai kì bằng insulin
Tiêm insulin là một trong những phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả
Insulin là một loại hóc-môn dùng để trị bệnh tiểu đường do có khả năng kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu. Nếu chế độ ăn và tập thể dục không đủ, bà bầu sẽ được các bác sĩ cho tiêm insulin để làm giảm lượng đường trong máu. Khoảng 15% phụ nữ có thai mắc đái tháo đường thai kì cần tiêm insulin để lượng glucose trong máu trở về mức an toàn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thuốc Glyburid và Metformin để điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng cần có sự cho phép và giám sát của bác sĩ để tránh các ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con.
Ngoài những phương pháp trên, bạn có thể tham khảo cách điều trị tiểu đường bằng thuốc nam với những nguyên liệu đơn giản và rất dễ tìm kiếm như:
Râu bắp
Lấy 50g râu bắp rửa sạch và 1,5l nước cho vào ấm. Sắc đến khi còn 700ml chia thành 2 lần uống hết trong ngày. Uống thường xuyên và liên tục để việc trị bệnh được hiệu quả.
Lá khoai lang, bí xanh
Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, tất cả rửa sạch, thái vụn. Thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Bài thuốc này dành chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.
Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng (khổ qua) là bài thuốc nam nổi tiếng trong điều trị tiểu đường
Xem thêm món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường
Lấy 150g mướp đắng, bỏ hạt, bỏ ruột rửa sạch, thái lát mỏng. Cho mướp đắng vào chảo dầu đun trên lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm đậu phụng và chút muối cho vừa ăn, xào cho đến chín. Nên duy trì ăn mỗi ngày một lần, thường dùng để trị tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.
Các bài thuốc trên chỉ là phụ trợ trong quá trình điều trị. Không nên tự ý ở nhà và dùng các bài thuốc trên làm phương pháp chữa trị chính, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con khi bệnh trở nặng.
Các mẹ bầu cần kiểm soát lượng lượng đường vào cơ thể sao cho hợp lý để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nếu mắc tiểu đường thai kì cần thực hiện theo các phương pháp trên để có một kì thai khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé.