Hằng ngày, cơ thể chúng ta tiếp xúc với đủ loại vi rút, vi trùng gây bệnh. Mặc dù, hệ miễn dịch có ổn định hơn trẻ em, nhưng việc tăng sức đề kháng cho người lớn vẫn rất cần thiết.
Bài viết dưới đây đề cập đến 5 loại gia vị đơn giản, quen thuộc mà ai cũng nên biết để bổ sung trong các bữa ăn hằng ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ớt
Nhiều người thường không thích ăn ớt vì nó quá cay nhưng đây lại là một loại gia vị rất tốt, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Có nhiều loại ớt khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều chứa Capsicum, một dạng vitamin C và bio-flavonoit, giúp tăng miễn dịch cơ thể bằng cách tăng lượng bạch cầu trong máu và giúp giải độc cơ thể.
Trong trái ớt tươi có chứa vitamin C, B1, B2, cartonrin, canxi, photpho, sắt, tốt cho sức khỏe, có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh một số bệnh như bệnh tim, cao huyết áp, chống ung thư…Mới đây, nhiều nghiên cứu cho thấy ớt còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, cải thiện hệ tiêu hóa…
Nếu ăn cay vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi.
Mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu ăn ớt quá nhiều và ăn sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe như gây lở miệng, nóng trong người, viêm dạ dày, nôn, ói, kích thích khởi phát cơn đau viêm loét dạ dày – tá tràng ở những người có bệnh trước đó. Vị cay trong trái ớt có tác dụng kích thích rất mạnh lên cổ họng và niêm mạc đường ruột. Do đó khi bạn đưa vào cơ thể một lượng ớt vượt ngưỡng an toàn có thể gây tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh.
Tỏi
Tỏi là là loại gia vị quen thuộc và có mùi đặc trưng, được dùng nhiều trong các bữa ăn của gia đình người Việt. Tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinateslà những chất giúp tăng cường hoạt động của bạch cầu, giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn..Các nhà khoa học Anh đã khảo sát trên 146 người, một nhóm dùng giả dược và nhóm còn lại dùng chiết xuất từ tỏi trong 12 tuần. Kết quả là nhóm dùng tỏi giảm được tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh. Nhờ tính sát khuẩn cao, tỏi thường được sử dụng để phòng chống và chữa trị cúm, viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Tỏi tươi cũng có tác dụng ngang với kháng sinh Neosporin trong việc tiệt trùng các vết thương nhỏ.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều tỏi giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy và làm giảm huyết áp.
Để tỏi phát huy hết tác dụng nên nghiền nát hoặc băm nhỏ trước khi cho vào món ăn. Lưu ý không nên ăn quá nhiều tỏi mỗi lần.
Nghệ
Nghệ là một loại thảo dược thuộc họ gừng, trong Đông y thường dùng để trị nhiều bệnh khác nhau. Trong củ nghệ chứa nhiều curcumin, đây là một hoạt chất có tính kháng sinh rất mạnh, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và chống lại sự phát triển của ung thư.
Nghệ giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả với cơ chế hoạt động như aspirin, ibuprofen. Khi vào cơ thể người, curcumin sẽ ức chế sự tạo thành prostaglandin, chất này có liên quan đến các cơn đau do viêm gây ra.
Hoạt tính chống viêm của curcumin không thua gì so với cortison, nó giúp làm giảm nhẹ triệu chứng viêm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tác dụng của 1200 mg curcumin sẽ tương đương với một loại thuốc kháng viêm là phenylbutazone 300 mg.
Bạc hà
Không chỉ là một gia vị cho nhiều món ăn thêm ngon, bạc hà còn được sử dụng như một loại thảo dược giúp chăm sóc sức khỏe và làm tăng sức đề kháng cho người lớn và trẻ em.
Trong bạc hà chứa nhiều vitamin B, canxi và kali giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Chính vì vậy, bạc hà có thể trị được cảm lạnh, cảm cúm và nhiều bệnh khác về đường hô hấp.
Trước đây, bạc hà cũng được sử dụng như một loại “thuốc” giúp hỗ trợ tiêu hóa, trị khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
Bạc hà cũng có thể làm dịu cổ họng bị đau . Bên cạnh đó, bạc hà còn làm giảm các vết loét miệng đau đớn xảy ra từ hóa trị và xạ.
Uống một ly trà bạc hà trước khi đi ngủ cũng giúp cơ bắp của bạn thư giãn và có một giấc ngủ ngon hơn.
Hẹ
Rau hẹ hay cửu thái, khởi dương thảo là một loại cây có mùi thơm đặc trưng được dùng nhiều trong các món ăn. Tất cả các bộ phận của cây hẹ như rễ, thân, lá, hạt… điều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, ôn trung, hành khí, bổ dương, tán huyết, cầm máu, giải độc, tiêu đờm. Theo Tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảmmỡ máu, giảm đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong rau hẹ cũng là một chất kháng sinh mạnh giúp tăng sức đề kháng, chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Hẹ còn có thể dùng để chữa được các bệnh như ho, cảm mạo, nhức răng, táo bón, nhuận trường, táo bón, tiểu đường, đau lưng, mỏi gối , kém ăn…