Tất cả chúng ta đều đã từng có lúc mệt mỏi do cơ thể suy nhược, nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau đó cơ thể dần ổn định lại thì không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài nhiều tháng hoặc vài năm thì chắc chắn bạn đã bị bệnh suy nhược cơ thể nặng.
Biểu hiện của suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là căn bệnh khá phổ biến
– Cơ thể gầy yếu, xanh xao, chóng mặt, ù tai, dễ ngất xỉu, chán ăn, sụt cân, hay đổ mồ hôi trộm…
– Có hiện tượng mỏi cơ, chuột rút, đau lưng, dễ mệt mỏi khi vận động.
– Rối loại giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng.
– Rối loạn thần kinh: đau đầu, mất khả năng tập trung vào công việc, trí nhớ giảm sút.
– Rối loạn cảm xúc: cảm thấy buồn bã lo âu, bồn chồn, khó chịu, lo sợ, bị quan, nóng nảy, dễ kích động.
– Rối loạn tình dục: nữ thường mất khoái cảm, nam thường bất lực, xuất tinh sớm.
Xem thêm cách điều trị suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân suy nhược cơ thể
– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể.
– Do bẩm sinh.
– Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
– Làm việc, lao động quá sức.
– Áp lực công việc, học hành, thi cử. gặp một số biến cố trong cuộc sống gia đình, xã hội dẫn đến street, trầm cảm.
– Suy nhược do mắc các bệnh mãn tính, thiếu máu, hạ đường huyết, do mới sinh, vừa phẫu thuật xong…
Suy nhược cơ thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc
Cách khắc phục bệnh suy nhược cơ thể
Để khắc phục bệnh suy nhược cơ thể người bệnh nên có một chế độ ăn uống điều độ và khoa học. Đồng thời, phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào các bữa ăn hằng ngày. Thực đơn cần phải đảm bảo đủ 4 thành phần chính là chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và các chất khoáng khác. Bạn cũng không nên nuông chiều bản thân và chỉ ăn những thứ mình thích. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn vì chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Có một thời gian biểu riêng là điều vô cùng cần thiết để sắp xếp chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá căng thẳng trong một thời gian dài dễ dẫn đến suy nhược. Mỗi ngày nên cố gắng dành khoảng 30 phút để ngủ trưa và khoảng 7 – 8h cho giấc ngủ ban đêm, để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày mệt mỏi.
Tập thể dục là cách tốt nhất để rèn luyện cơ thể và có một sức khỏe tốt. Bạn có thể chọn một môn thể thao phù hợp với mình như: bơi lội, đi bộ, yoga… để tập mỗi ngày. Lưu ý, nên duy trì hoạt động này thường xuyên và không nên cố tập quá lâu hoặc quá sức.
Thuốc lá, rượu và các chất kích thích được xem là kẻ thù của cơ thể. Người bị suy nhược tuyệt đối không nên sử dụng chúng vì chúng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn và và gây ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh.
Tùy theo nguyên nhân gây ra suy nhược cơ thể mà nên có cách khắc phục sao cho phù hợp.
Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý chế độ ăn uống.
Bệnh nhân suy nhược cơ thể cần có chế độ ăn uống hợp lý
Xem thêm chế độ dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể.
Đối với những người bị suy nhược do các bệnh mãn tính đặc biệt là tim mạch, tiểu đường cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khi trị bệnh. Nếu các bệnh mãn tính thuyên giảm thì tình trạng suy nhược cũng được cải thiện đáng kể.
Đối với người bị suy nhược do áp lực công việc, học hành, thi cử, gặp một số biến cố trong cuộc sống gia đình, xã hội dẫn đến street, trầm cảm cần phải thả lỏng để cơ thể được nghỉ ngơi. Có thể đi du lịch xa, nghe nhạc, xem phim hoặc tham gia các hoạt động xã hội để tự tìm niềm vui cho bản thân. Nếu triệu chứng quá nặng nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm, lo âu, giảm đau…
Đối với người lao động quá sức thì nên ăn uống đầy đủ chất đạm, lipit ( thịt, cá, trứng…), cần giảm số lượng công việc và tăng thêm thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thể tự phục hồi.