Bệnh tiểu đường thường được chia làm 2 loại:
Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra trước 40 tuổi, thường là do cơ thể tự tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình.
Tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn và dễ gặp hơn ở những người trên 40 tuổi, bệnh xảy ra khi cơ thể trở nên kháng với những tác động của insulin hoặc không tạo ra đủ insulin.
Nếu không được chăm sóc tốt, bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe người bệnh. Tiểu đường loại 1 dễ gây nhiều biến chứng hơn loại 2. Các biến chứng mãn tính thường xuất hiện từ 15 đến 20 năm sau khi đường huyết cao rõ rệt. Cũng có trường hợp không có biến chứng hoặc lại xuất hiện biến chứng sớm hơn.
>>> Xem thêm: Thuốc điều trị tiểu đường
Để việc điều trị tiểu đường đạt hiệu quả cao, tốt nhân bệnh nhân nên hiểu rõ hơn về các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Hôn mê do đường máu quá cao
Lượng đường trong máu quá cao có thể dẫn đến hôn mê, gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.
Hôn mê do đường máu quá cao (tăng đường huyết) thường xảy ra ở bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1khi họ quên chích isulin hoặc đang gặp những căng thẳng tinh thần, thể chấtnhư lo âu, buồn bực, bị nhiễm trùng, vừa phẫu thuật…
Trước khi hôn mê, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, khó thở, nhịp tim nhanh, hay khát nước, đi tiểu thường xuyên…
Sau khi hôn mê, người bệnh cần được cấp cứu ngay để điều trị bằng phương pháp truyền dịch tĩnh mạch để phục hồi nước đến các mô, tiêm insulin để giúp mô hấp thụ glucose một lần nữa, thêm kali, natri phosphat, bổ sung để giúp các tế bào hoạt động tốt…
Hôn mê do đường huyết xuống quá thấp
Bệnh nhân cũng có thể hôn mê khi lượng đường máu xuống quá thấp. Trường hợp này thường xảy ra khi người bệnh dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc ăn uống thất thường.
Khi đường huyết xuống thấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy đói, run rẩy, đổ mồ hôi, buồn nôn, cáu kỉnh, nhịp tim không đều hoặc nhanh…
Lúc này, cầnkiểm tra ngay lượng đường trong máu, nếu cảm thấy tồi tệ hơn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm thuốc chứa đường vào tĩnh mạch hoặc tiêm một mũi glucagon để giúp lượng đường trong máu trở về mức độ bình thường.
Biến chứng ở mắt
Bệnh tiểu đường thường khiến những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
Khoảng 85% người tiểu đường sau sẽ có biến chứng tổn thương võng mạc. Biến chứng hư hoại võng mạc mắt tùy thuộc vào độ tuổi bắt đầu bị bệnh và thời gian mang bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh càng sớm thời gian mang bệnh càng lâu, thì càng nguy.
Biến chứng thần kinh
Sự lưu thông máu kém hoặc bị gián đoạn khiến cho các dây thần kinh bị rối loạn chức năng và điều này có thể dẫn đến đau đớn, tê buốt hoặc mất cảm giác về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là bàn chân.
Khi các dây thần kinh tự động điều khiển hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể bị tổn thương sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau:
– Ở hệ tiêu hóa như: đầy hơi, khó nuốt, táo bón, tiêu chảy, bị dội ngược bao tử, thực quản…
– Cơ chế điều chỉnh huyết áp bị xáo trộn: dễ bị ngất xỉu, chóng mặt khi đứng lên hoặc ngồi xuống bất ngờ…
Gây ra các vết loét và nhiễm trùng
Bệnh tiểu đường thường khiến sức đề kháng của bệnh nhân suy giảm, dễ gây ra các vết loét và nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như: bàn chân, răng miệng lợi, tai, âm đạo bàng quang, thận…
Biến chứng ở thận
Hàm lượng đường trong máu luôn cao sẽ gây tổn thương đến các vi mạch tại thận, dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và nặng hơn có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.
Suy thận thường xảy ra 12 năm sau khi tiểu đường bắt đầu xuất hiện.
Các biến chứng của tiểu đường thực sự rất khó lường, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chíđe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu để ngăn chặn và hạn chế tối đa các biến chứng trên.