Người trẻ khi mắc bệnh huyết áp cao thường dẫn đến những nguy hiểm khó lường. Vì vậy, điều trị cao huyết áp ở người trẻ là việc vô cùng quan trọng và cần phải chú ý kĩ.
Tìm hiểu về cao huyết áp ở người trẻ
Theo Tiến sĩ – bác sĩ Trương Quang Bình, Trưởng khoa Tim mạch (BV ĐH Y Dược TPHCM), người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 35 tuổi (trước đây người ta quan niệm dưới 40 tuổi) thì gọi là cao huyết áp ở người trẻ.
95% người trẻ tăng huyết áp không tìm ra được nguyên nhân. 5% còn lại là do bệnh gây ra như: bệnh lý mạch máu ở thận, bệnh lý nhu mô thận (viêm vi cầu thận mãn, suy thận mãn tính…), bệnh lý ở cơ quan nội tiết (u sưng thượng thận, ủ vở thượng thận…) và nhiều bệnh lý khác.
Bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa
Hút thuốc, uống rượu, street…chỉ là những yếu tố nguy cơ chứ không phải nguyên nhân chính gây cao huyết áp ở người trẻ. Nhưng khi mắc bệnh thì các yếu tố trên sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Cao huyết áp ở người trẻ thường rất nguy hiểm vì chúng gây ra biến chứng, làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể như: tim (suy tim, phì đại cơ tim, thiếu máu cơ tim,…), tổn thương thận (làm tiểu đạm, suy thận), tổn thương não ( xuất hiện não, tai biến mạch máu não…), bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, việc chăm sóc và điều trị cao huyết áp ở người trẻ là vô cùng quan trọng để giúp bạn có một sức khỏe tốt và tránh đường các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm cách chăm sóc người bệnh cao huyết áp
Chăm sóc và điều trị cao huyết áp ở người trẻ như thế nào?
Muốn điều trị cao huyết áp ở người trẻ hiệu quả thì quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện có những dấu hiệu như nhức đầu, hoa mắt, tiểu đêm, đột nhiên cảm thấy tê yếu tay chân, bị khó nói nhất thời…thì cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được đo huyết áp và được bác sĩ thăm khám.
Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chữa trị bệnh tận gốc. Ví dụ, nếu bị cao huyết áp do hẹp động mạch thận thì phẫu thuật đặt stent…
Nếu bệnh nhân chưa tìm ra được nguyên nhân dùng thuốc hạ huyết áp là phương pháp tốt nhất để trị bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm.Một số loại thuốc cao huyết áp thường dùng là Amlodipin, Enalapril…Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn để việc điều trị có kết quả tốt, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Không được tự ý chọn và dùng thuốc theo các chỉ dẫn từ người không có chuyên môn, từ internet hay các nguồn không đáng tin cậy khác.
Chăm sóc và điều trị cao huyết áp là một quá trình lâu dài cần phải có sự kiên trì
Xem thêm cách điều trị cao huyết áp không dùng thuốc
Một nghiên cứu đã chứng minh cứ giảm 1kg thể trọng thì huyết áp giảm 1,1/0,9 mmHg. Vì vậy, người mắc cao huyết áp nếu bị béo phì hay thừa cân thì nên thực hiện chế độ ăn ít calo và luyện tập thể thao để giảm cân ngay lập tức. Nên thực hiện việc này trong một thời gian dài cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn và nên duy trì chế độ ăn giảm chất béo bão hòa, tăng cường các thức ăn xơ, giàu carbohydrate để tránh tăng cân trở lại.
Cách đơn giản để điều trị cao huyết áp là ăn nhạt. Giảm natri xuống mức 2,4g/ngày sẽ có tác dụng phòng và điều trị cao huyết áp.Giảm lượng muối trong thức ăn cũng giúp làm tăng tác dụng của phần lớn các thuốc hạ huyết áp cũng như hạn chế tác dụng kali của thuốc lợi tiểu, giảm protein niệu, giảm phì đại thất trái,giảm bài tiết canxi qua nước tiểu làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Ngoài ra, người trẻ khi mắc bệnh cao huyết áp cũng nên ngừng hút thuốc lá, uống rượu, tăng cường vận động thể lực, sử dụng các chất béo không bão hòa, duy trì lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng…để giữ mức huyết áp luôn ổn định và tránh những yếu tố nguy hại mà bệnh có thể gây ra.