Sau khi sinh người phụ nữ thường mất nhiều sức, nhiều máu, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết… nên dễ dẫn đến suy nhược cơ thể. Bài viết này sẽ giới thiệu một số món ăn tốt cho phụ nữ suy nhược cơ thể sau khi sinh.
Ảnh minh họa. Tham khảo linh chi nhật bản
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể sau sinh
Trong thời kỳ có thai, cơ thể người phụ nữ đòi hỏi phải cung cấp rất nhiều năng lượng, khí huyết và chất dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể, nuôi thai lớn, ngoài ra còn phải để phát triển các phần phụ của thai như nước ối, rau thai, dây rốn… cũng như việc tích trữ năng lượng để đảm bảo cho việc tiết sữa nuôi con sau sinh. Trong lúc chuyển dạ và đẻ cơ thể mẹ cũng phải tiêu hao rất nhiều năng lượng, mất máu và mồ hôi… khiến tân dịch hư tổn, khí huyết suy hư suy nặng. Sau đó, do chưa bù đắp được kịp đồng thời lại phải nuôi con nên nếu việc ăn uống bồi dưỡng, kiêng kị, nghỉ ngơi không tốt lâu ngày dễ thành suy nhược cơ thể. Đặc biệt với những phụ nữ thể trạng bản thân vốn yếu hoặc đã mắc một số bệnh nội khoa, sau khi sinh chính là lúc chính khí hư suy không tự phục hồi được, lâu ngày mà gây ra khí hư, huyết hư nếu không được bù đắp dần dẫn đến âm hư, dương hư và âm dương lưỡng hư.
Phụ nữ suy nhược cơ thể sau khi sinh thường có một số biểu hiện như đau bụng sau đẻ, mệt mỏi, uể oải, căng thẳng, đau nhức, ít sữa hoặc không có sữa, lượm giọng buồn nôn, hát sốt, co cứng, đại tiện khó đi, đái dắt, đái không tự chủ, dễ hoa mắt, chóng mặt…
Chăm sóc phụ nữ suy nhược cơ thể sau sinh
Sau khi sinh người mẹ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe. Trong thời gian này, được mọi người quan tâm hỏi thăm chính là liệu pháp tinh thần tốt giúp sản phụ thấy vui vẻ và bình phục nhanh hơn.
Nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và đa dạng món ăn để tránh gây cảm giác chán ăn. Cần tăng cường các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, hạt (đậu đỗ), quả hạch, ngũ cốc, cơm, bánh mỳ, sữa…
Chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và folic acidtrứng, pho mai… Bổ sung nhiều các loại rau xanh, hoa quả (hoặc nước vắt chứ không phải nước hoa quả đóng chai) để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Sản phụ cần tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần lễ sau đẻ vì như vậy sẽ gây hưởng đến sức khoẻ của người mẹ và tới việc tiết sữa nuôi con. Nếu có thể nên tập yoga hoặc những bài thể dục nhẹ nhàng để giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này. Trường hợp bị táo bón nên chườm nước nóng, tắm nước nóng và massage vùng xương mu, vùng bụng.
Nên cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ để mẹ không bị căng sữa, động tác bú giúp tử cung co hồi tốt và mẹ cũng đỡ chảy máu.
Vệ sinh sau khi sinh cũng rất quan trọng, hàng ngày nên rửa vùng sinh dục ngoài bằng nước đun sôi để nguội ấm, không rửa sâu vào âm đạo. Mỗi ngày 2 lần kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Sau một tuần sau đẻ, có thể tắm nước ấm cho sạch sẽ, không ngâm mình trong nước, tắm trong buồng tắm kín gió, tránh cảm lạnh. Cũng có thể tắm nước nóng và nước lạnh kết hợp để giúp màu tuần hoàn tốt hơn.
Nếu suy nhược nặng, mẹ phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Cũng có thể sử dụng các món ăn bồi bổ sau khi sinh và các bài thuốc Đông y giúp chữa trị suy nhược để giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần lưu ý:
– Nên tránh xa cà phê, bia, rượu, thuốc lá và các đồ uống có cồn vì chúng có thể đi vào sữa không tốt cho bé và còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ.
– Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu… vì chúng sẽ khiến sữa có mùi khó chịu, khiến trẻ không chịu bú.
– Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.