Trong khi có nhiều tiến bộ trong chữa trị bệnh tiểu đường, những người bị tiểu đường cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người tiểu đường có nguy cơ tim mạch gấp đôi những người khác. Họ thường có nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành và đột quỵ lúc tuổi còn trẻ cao hơn những người không bị.
Tiểu đường không có các triệu chứng điển hình giống như bệnh tim mạch
Tiểu đường tác động lên các đầu dây thần kinh do tỷ lệ đường trong máu tăng cao liên tục. Điều này có thể dẫn đến gây tê ở chân. Nó cũng khiến cho các đầu dây thần kinh ở tim ít phản ứng lại với các triệu chứng về máu lưu thông chậm. Chứng đau thắt ngực thường lan sang cả vùng cánh tay hoặc vai. Bệnh tiểu đường có thể biểu hiện qua các triệu chứng điển hình nhưng cũng có thể là biểu hiện khó thở, đau ngực (giống với khó tiêu), mệt mỏi. Khi bệnh nhân tiểu đường không có các biểu hiện cụ thể thì cần xem xét đến khả năng bị hội chứng mạch vành cấp.
Những người tiểu đường có động mạch nhỏ hơn
Những người tiểu đường có mạch máu ở động mạch nhỏ hơn những người không bị tiểu đường. Quá trình xơ vữa động mạch diễn ra mạnh hơn và lan đi toàn bộ động mạch. Ở những người bình thường, động mạch có kích thước khoảng 3-4 mm. Còn với người bị tiểu đường, kích thước này chỉ khoẳng 2.5 mm hoặc nhỏ hơn. Những mạch máu nhỏ thường gây khó khăn cho việc chữa trị bằng phẫu thuật thông động mạch bị tắc hay đặt stent. Phẫu thuật thường là giải pháp tốt hơn cho những người bị tiểu đường do quá trình lây lan của bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường dễ bị tắc mạch máu ở nhiều động mạch
Tiểu đường không được kiểm soát sẽ làm trầm trọng thêm bệnh động mạch vành do tổn thương bên trong thành mạch và dễ hình thành các mảng xơ vữa hơn mà sẽ chặn sự lưu thông máu đến tim, não và các cơ quan khác.
Vì bản chất lây lan của xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường, nên dễ gây ra sự suy giảm của chức năng tim, tăng khả năng tử vong.
Bệnh nhân tiểu đường có tỷ lệ tái phát hẹp động mạch cao hơn
Khi bệnh nhân tiểu đường được đặt stent, nguy cơ bị tái phát hẹp động mạch cao hơn người bình thường. Điều này khiến cho tỷ lệ phải đặt lại stent cao hơn, tăng tỷ lệ biến chứng: như chảy máu hoặc các vấn đề về thận. Các yếu tố nguy cơ chính của việc tái phát là do các đoạn mạch máu bị hẹp dài, mạch máu co kích thước nhỏ hơn và cần đặt nhiều stent để chữa trị.
Không được kiểm soát trong thời gian dài, tiểu đường sẽ gây ra những tổn hại không thể chữa được với một vài cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên tin tốt là tiểu đường có thể chữa trị được, càng sớm càng tốt. Bằng cách giảm lượng đường trong máu, những người tiểu đường có thể trở lại cuộc sống bình thường. Chữa trị thông qua giảm cân (nếu bạn bị béo phì đặc biệt là giảm vòng eo), xây dựng chế độ ăn tốt cho tim và tập dục thường xuyên để kiểm soát huyết áp và giảm tỷ lệ cholesterol.
Xem thêm: Thuốc điều trị tim mạch
Linh Lan
(Theo Livestrong)