Suy nhược thần kinh đang trở thành căn bệnh phổ biến hàng đầu mà bất kì ai cũng có thể mắc phải. Cũng như nhiều loại bệnh khác, suy nhược thần kinh càng phát hiện sớm thì càng dễ chữa khỏi.
>>> Suy nhược thần kinh nên ăn uống gì
>>> Thuốc điều trị suy nhược thần kinh
Dưới đây, là các triệu chứng thường gặp của suy nhược thần kinh bạn nên tìm hiểu.
Người bệnh thường nghi ngờ mình có bệnh
Chứng nghi bệnh có thể phát sinh từ chính cảm giác mệt mỏi khó giải thích được của người bị suy nhược thần kinh. Bệnh nhân sẽ lo sợ mình mắc bệnh khi phát hiện các dấu hiệu lạ của cơ thể, như đau đầu thì cho là bị khối u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim, đầy hơi khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Người bình thường vẫn nghi mình có bệnh nhưng khi nghe bác sĩ giải thích, và đọc các kết quả xét nghiệm khách quan, người ta thường không có thái độ cố chấp và không có ý định kéo dài thời gian kiểm tra thêm.
Đối với bệnh nhân suy nhược thần kinh, mặc dù đã được khám toàn diện, cẩn thận xét nghiệm nhiều lần, thậm chí chụp CT, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ… đều cho thấy các tổ chức cơ quan hoàn toàn tốt, nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu họ, họ vẫn luôn cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt, hoặc kiểm tra có thể bị nhầm.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Đây là trạng thái cơ thể mà mọi người đều đã trải qua do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng. Mệt mỏi bình thường rất dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Tuy nhiên mệt mỏi do suy nhược thần kinh thường rất dai dẳng, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức.
Đau đầu
Người mắc suy nhược thần kinh thường cảm thấy đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương.Đau đầu sẽ dữ dội hơn, đôi khi kèm theo cảm giác chóng mặt, choáng vángkhi người bệnh suy nghĩ nhiều hoặc lo lắng.
Thời gian nhức đầu ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, có thể đau suốt ngày hoặc 1 vài giờ. Nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt.
Rối loạn giấc ngủ
87% bệnh nhân bị suy nhược thần kinh thường bị mất ngủ do trạng thái kích thích suy nhược, càng không ngủ thì càng hưng phấn lan tỏa. Ban đêm, bệnh nhân thường có giấc ngủ không sâu, nằm mãi không ngủ được, chỉ ngủ được đến nửa đêm hoặc thức luôn đến sáng. Tuy nhiên, bạn ngày họ thường mệt mỏi và dễ ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được, dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Ngược lại có khoảng 5% người mắc chứng suy nhược thần kinh rơi vào trạng thái ngủ nhiều do suy yếu cả trạng thái hưng phấn lan tỏa. Người bệnh sẽ mộng nhiều khi ngủ nhưng phần nhiều là ác mộng. Tuy ngủ dễ nhưng cơ thể sẽ rất mệt mỏi khi thức dậy.
Bị kích thích suy nhược
Bệnh nhân thường trở nên nhạy cảm về dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, tiếng nói chuyện to, tiếng cười… Việc này sẽ khiến họ dễ nổi nóng, bực tức, cáu gắt, khi người khác làm việc không đúng ý mình. Người mắc bệnh suy nhược thần kinh cũng thường có xu hướng mất kiên nhẫn, hay sốt ruột đi đi lại lại khi phải chờ đợi tàu xe, chờ đợi người khác. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.
Rối loạn thần kinh thực vật nội tạng
Hệ tiêu hóa:có cảm giác ăn không ngon, nôn, buồn nôn, đầy hơi, trướng bụng, táo bón…
Hệ tim mạch: tim đập nhanh, dễ hồi hộp, có thể thổi tâm thu.
Rối loạn cảm xúc: lo lắng, dễ mủi lòng, dễ xúc động, trầm cảm nhẹ…
Sinh dục, tiết niệu: nữ thường bị rối loạn kin nguyệt, nam bị bất lực sinh dục.
Ngoài ra, người bệnh suy nhược thần kinh cũng dễ có các dấu hiệu như thay đổi trọng lượng cơ thể; dễ bị mất tập trung, có xu hướng cô lập bản thân với gia đình, xã hội; tự gây tổn thương cho bản thân…