Huyết áp thấp là một thuật ngữ chỉ trạng thái huyết áp đo được thường xuyên nhỏ hơn hoặc bằng 100/60 mmHg. Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân gây ra như các rối loạn ở hệ thần kinh, tim mạch, nội tiết, dinh dưỡng, do các nguyên nhân dẫn đến làm giảm thể tích tuần hoàn như mất nước, mất máu, mất điện giải, do việc sử dụng các thuốc hạ áp…
Hiện nay, huyết áp thấp được xem là một trạng thái bệnh thường gặp ở nam và nữ, ở cả lứa tuổi dậy thì, tuổi trung niên và người cao tuổi. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não. Vì vậy, phát hiện sớm các nguyên nhân và triệu chứng để kịp thời điều trị là điều cần thiết.
Huyết áp là một bệnh thường gặp ở cả nam và nữ.
Xem thêm nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp.
Triệu chứng huyết áp thấp
Đối với một số người, huyết áp thấp có thể báo hiệu một vấn đề cơ bản, đặc biệt là khi nó giảm xuống đột ngột hoặc có kèm theo dấu hiệu và các triệu chứng như:
+ Hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu (syncope)
+ Thiếu tập trung
+ Mờ mắt
+ Buồn nôn
+ Da lạnh và nhợt nhạt
+ Thở nhanh và nông
+ Mệt mỏi, trầm cảm
+ Khát
Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh huyết áp thấp
Bên cạnh đó, những người đang mang thai, người gặp các vấn đề về tim, về nội tiết hay những người có chế độ ăn uống thiết chất dinh dưỡng. Ngoài ra, người sử dụng các loại thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), đặc biệt kết hợp với thuốc tim mạch … cũng nên thận trọng với triệu chứng bệnh huyết áp.
Trong nhiều trường hợp, huyết áp thấp là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng như trên của hạ huyết áp vì đôi khi huyết áp thấp dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như tai biến, đột quỵ.
Cách điều trị huyết áp thấp đơn giản mà hiệu quả
Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các loại huyết áp thấp, có thể điều trị theo nhiều cách khác nhau:
Chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập khoa học giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả
+ Uống nhiều nước: Khối lượng chất lỏng máu tăng và giúp ngăn ngừa mất nước, cả hai đều quan trọng trong điều trị hạ huyết áp.
+ Thực hiện theo một chế độ ăn uống khỏe mạnh: Tập trung vào nhiều loại thức ăn, bao gồm: ngũ cốc, trái cây, rau quả, thịt gà nạc và cá. Nếu bác sĩ yêu cầu tăng lượng natri nhưng không thích nhiều muối trong thức ăn, bạn thử sử dụng nước tương tự nhiên – 1.200 mg natri mỗi muỗng canh hoặc thêm hỗn hợp súp khô để nạp đủ natri.
+ Từ từ thay đổi vị trí cơ thể: Có thể giảm chóng mặt và hoa mắt xảy ra khi huyết áp thấp tư thế đứng bằng cách chuyển vị trí đứng từ từ. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hít thở sâu vài phút và sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng. Ngủ với đầu giường hơi cao cũng có thể giúp chống lại các tác động của trọng lực.
Xem thêm phương pháp điều trị huyết áp thấp tại nhà.
+ Ăn bữa nhỏ, carbohydrate thấp: Để tránh áp lực máu giảm mạnh sau bữa ăn, ăn nhiều bữa nhỏ nhiều lần trong ngày và hạn chế các loại thực phẩm carbohydrate cao như khoai tây, mì ống, gạo và bánh mì. Uống cà phê có chứa cafein hoặc trà với bữa ăn tạm thời có thể làm tăng huyết áp, trong một số trường hợp, tăng 3 – 14 milimét thuỷ ngân (mm Hg).